Tin nhắn an ủi người khác khéo léo
Làm thế nào để nói được những câu hợp lý khi người nào đó đang gặp chuyện không may? Làm thế nào để an ủi họ giúp họ vượt qua nghịch cảnh? Tuy không có quy tắc nhất định nhưng cũng có vài cách giúp chúng ta nhìn nhận đúng vấn đề và kịp thời đưa ra những lời an ủi vừa khéo léo vừa chân thành nhất.Các cách an ủi người khác khéo léo
1. Để Ý Đến Cảm Nhận Của Đối Phương
Không nên coi mình là trung tâm. Khi bạn đến thăm một người gặp chuyện không may, bạn phải nên nhớ bạn đến đó là để ủng hộ và giúp đỡ họ. Cần chú ý đến cảm nhận của họ chứ không phải của mình.
Không nên mượn cớ bạn mình gặp chuyện không may mà bà tám, lôi hết chuyện mình đã từng gặp chuyện như vậy cho họ nghe, để khoe khoang mình tài giỏi vượt qua như thế nào. Họ bị như vậy đã là quá đủ rồi, không cần nghe thêm chuyện của bạn đâu. Bạn không cần kể lể, dài dòng kể câu chuyện, chỉ cần nói ngắn gọn và lắng nghe, ví dụ: "Tôi đã từng trải qua, tôi hiểu được tâm tư của bạn, bạn hãy cố gắng lên nhé". Không nên nói theo kiểu này, khiến họ buồn hơn, "sau khi ba tôi mất, tôi đã nhịn ăn trong 1 tuần". Mỗi niềm đau là khác nhau, bạn không thể hiểu theo một cách cứng nhắc mà cần phải linh hoạt.
2. Cố Gắng Tĩnh Tâm Lắng Nghe
Tiếp nhận cảm nhận của họ. Những người mất đi người thân. Chỉ cần tĩnh tâm lắng nghe, thông cảm, đồng thời thể hiện tình cảm quan tâm tới họ. Có những người khi đau buồn không thích nói nhiều, bạn phải tôn trọng thái độ này của họ. Một người đang được điều trị bằng liệu pháp hóa học nói: "tôi cảm kích nhất với sự quan tâm của một người bạn, người bạn đó ngày nào cũng gọi điện cho tôi, mỗi lần nói chuyện không quá một phút, chỉ để cho tôi biết rằng bạn ấy đang nhớ tôi, mong tôi mau khỏi bệnh, nhưng không yêu cầu tôi nói về bệnh tình của mình.
3. Thể Hiện Sự Lạc Quan Trong Sự Cảm Thông
Cần cố gắng thể hiện sự lạc quan. Một hộ lý của bệnh viện tổng hợp đã từng tư vấn cho hàng trăm bệnh nhân mắc bệnh AIDS. Cô cho biết, có rất nhiều người không biết nói gì và an ủi như thế nào với những người mắc bệnh này.
Họ chỉ biết nói những câu đại loại như: "Đừng lo lắng nữa, một lát sẽ đỡ thôi". Rõ ràng những câu nói như vậy không hề thật lòng mà người bệnh cũng biết được điều đó.
Bạn đến thăm người bệnh, khi nói chuyện cần phải sát thực tế, tuy nhiên hãy cố gắng thể hiện sự lạc quan. Có thể nói những câu như, "bạn cảm thấy thế nào?, "có gì tôi có thể giúp được bạn không?" Những câu này luôn thể hiện sự khéo léo. Cần thể hiện cho họ biết bạn đang quan tâm tới họ, khi họ cần thì bạn có thể giúp đỡ. Không nên sợ hãi khi tiếp xúc với họ. Chỉ cần quạt mát, xoa bóp chân tay hay lấy cho họ ly nước cũng có thể có tác dụng hơn ngàn lời nói.
4. Chủ Động Cung Cấp Viện Trợ Cụ Thể
Một người ốm nặng thường cảm thấy cuộc sống thường ngày buồn chán. Bạn có thể chủ động giúp họ hoàn thành một số công việc như: quét nhà, rửa chén hay giúp đưa đón con cái họ đi học...
"Khi tôi bị ngã gãy xương sống, cảm thấy cuộc sống dường như không thể kiểm soát được nữa"-Một người phụ nữ đã ly dị và có một bé gái đau khổ nói. -"..về sau hàng xóm đều lần lượt đến giúp tôi đẩy xe, làm cho tôi có thể lên xuống dễ dàng, tôi cảm thấy được an ủi rất nhiều".
Nỗi đau khổ mất người thân đều có chừng mực và thời gian khác nhau, có nỗi đau kéo dài đến mấy năm.
Một quả phụ nói, "Sau khi chồng tôi mất, các con nói : Tuy tình cảm của bố mẹ thật chung thủy nhưng bố con chẳng may qua đời, mẹ phải tiếp tục sống tốt mới được. Tôi biết tôi cần phải tiếp tục sống. Nhưng tôi sống theo cách của tôi. Đau khổ là điều không thể trôi qua nhanh chóng được".
Ở mặt khác, nếu như sự đau khổ của một người bạn dường như sâu sắc hoặc trong một thời gian dài, thì bạn phải cho họ biết là mình quan tâm đến họ. Bạn có thể nói với họ: "Cuộc sống của bạn nhất định rất buồn. Mình nghĩ bạn không nên một mình đối mặt với khó khăn, hãy để mình giúp bạn".
(Theo Giao Tiếp Ứng Xử)
0 nhận xét:
Hãy để lại nhận xét một cách văn minh nhé !!!