Thứ Tư, 2 tháng 11, 2016

Những câu đố vui toán học cực hay nên xem
Tìm chử cái còn thiếu trong hình sau :


Xem Đáp Án

Q
Ví Dụ :
6 + 4 + 4 = 14
N là chử cái thứ 14 trong bảng chử cái
4 + 1 + 7 = 12
L là 12
5 + 6 + 10 = 21
U là 21
14 + 2 + 1 = 17
Q là 17

Chọn hình bị mất trong 6 hình dưới


Xem Đáp Án

Hình D
Giải thích :
Các chấm đen đều tăng , nên hình D là hình hợp lý nhất

Câu 20:
Bạn phải đi dự sinh nhật của người thân và bạn có làm 1 ít bánh quy để chúc mừng , trên đường đi bạn phải đi qua 7 cái cầu . Mỗi lần qua cầu bạn phải nộp cho người giữ cầu 1/2 số bánh quy của bạn và người giữ cầu trả lại cho bạn 1 cái .
Vậy bạn cần phải đem theo bao nhiêu cái bánh , để khi đến được nhà người thân số bánh quy còn lại là 2 cái ???

Xem Đáp Án

đem theo 2 cái thôi , cần gì nhiều


Câu 21:
Có bao nhiêu hình tam giác trong hình dưới


Xem Đáp Án

có 40 hình tam giác



Câu 28:
Thực hiện phép tính sau :
Nếu (78)^9 = 6
(69)^4 = 11

Thì (89)^2 = ? 

Xem Đáp Án

7 + 8 = 15 và 15 – 9 = 6
6 + 9 = 15 và 15 – 4 = 11
Khi đó , (89)^2 sẽ là:
8 + 9 = 17 và 17 – 2 = 15

Câu 29:
Điền số còn thiếu vào hình sau


Xem Đáp Án

60
Ví Dụ :
1 + 5 = 12
mỗi số nhân với 2
1*2 + 5*2 = 12
2 + 10 = 24
mỗi số nhân với 2
2*2 + 10*2 = 24
3 + 15 = 36
mỗi số nhân với 2
3*2 + 15*2 = 36
Nên 5 + 25 =?
=> 5*2 + 25*2 = 60

Câu 30:
Tìm số tiếp theo trong dãy số sau :
2 3/4 5/7 7/10 11/13 13/16 ?


Xem Đáp Án

17/19
Bởi vì
dãy số trên tương đương với : 2/1 3/4 5/7 7/10 11/13 13/16
Tử số là : 2-3-5-7-11-13-17
Mẫu số là : 1-4-7-10-13-16-19



Câu 31:
Tìm số còn thiếu trong hình sau:


Xem Đáp Án

29
Bởi vì
26 = 7 * 5 – 3^2 các hình còn lại cũng như vậy
=> 9 * 5 – 4^2
= 45 – 16
= 29




Câu 32:
Tìm dãy số có 5 chử số khi biết :
-Tổng số thứ 5 và thứ 3 là 14
-Hiệu của số thứ 4 và số thứ 2 là 1
-Số thứ 1 thì bằng 2 lần số thứ 2 trừ đi 1
-Tổng của số thứ 2 và thứ 3 thì bằng 10
-Tổng 5 chử số thì bằng 30

Xem Đáp Án

74658

* 8 + 6 =14
* 5 – 4 = 1
* 7 = 2*4 – 1
* 4 + 6 = 10
* 7+4+6+5+8 = 30




Câu 33: Hãy sắp xếp 10 số từ 0 đến 9 trên 5 hàng và mỗi hàng chỉ có 4 số ( số có thể xếp tùy ý)

Xem Đáp Án

Bạn hãy vẽ 1 ngôi sao 5 cánh , mỗi điểm giao nhau sẽ là 1 số khi đó ta có 5 hàng và mỗi hàng có 4 số

Câu 34 : Tìm trọng lượng của mèo , chó và thỏ trong hình sau



Xem Đáp Án

Từ hình ảnh đầu tiên
Trọng lượng của Mèo + Trọng lượng của thỏ = 10 Kg (1)
Từ hình ảnh thứ hai
Trọng lượng của Chó + Trọng lượng của thỏ = 20 Kg (2)
Từ hình ảnh thứ ba
Trọng lượng của Mèo + Trọng lượng của chó = 24 Kg (3)
Cộng (1) , (2) , (3) ta được phương trình như sau :
Trọng lượng của Mèo + Trọng lượng của thỏ + Trọng lượng của Chó + Trọng lượng của thỏ +Trọng lượng của Mèo + Trọng lượng của chó = 10 kg + 20 kg + 24 Kg
<=> 2 ( Trọng lượng của Mèo) + 2 ( Trọng lượng của chó ) + 2 ( Trọng lượng của thỏ ) = 10 kg + 20 kg + 24 Kg
<=> 2 ( Trọng lượng của Cat + Trọng lượng của Chó + Trọng lượng của thỏ) = 54 Kg
=> Trọng lượng của mèo+ Trọng lượng của Chó + Trọng lượng của thỏ= 27 Kg
Những bài toán đố khó
1,
Cho dãy số: 987654321.
Hãy đặt dấu + và - vào giữa các số trong dãy số trên để tạo thành phép tính có kết quả là 100. Và bạn tìm ra bao nhiêu cách?
2,
TÌm số còn thiếu trong dãy số:
5,6,9,15,?,40
3,
Cho dãy số: 3, 5, 13, 43, 177, ?, 5353. Hãy tìm số thích hợp điền vào dấu chấm hỏi.
4,
Nếu 7+7=2
8+8=4
8+5=1
6+9=3
10+11=9
Thì 4+9=?
5,
Nếu 5+1=121
3+2=8
5+6=840
Thì 3+7=?
Những câu đố vui, toán học hay có đáp án
Dưới đây là bài viết tổng hợp 80 câu hỏi đố vui nhiều thể loại khác nhau trong đó có rất nhiều câu đố hay về toán học, câu đố mẹo vui có đáp án vả giải thích rõ ràng. Các bạn vui lòng download file ở cuối bài viết để xem tất cả

1. BA NHÀ THÔNG THÁI
Có ba nhà triết gia Hy-Lạp cổ, sau một cuộc tranh luận căng thẳng và cũng vì trời hè nóng nực nên đã nằm ngủ dưới gốc cây trong vườn của Viện Hàn lâm. Có mấy thợ thông lò đi qua tinh nghịch đã bôi nhọ lên trán cả ba triết gia.
Khi ba nhà thông thái tỉnh dậy, họ nhìn nhau và cùng phá lên cười. Ai cũng yên chí rằng chỉ có hai người kia bị nhọ và họ cười nhau, còn mình thì cười họ. Thế nhưng, trong khoảnh khắc, một triết gia không cười nữa vì ông ta suy đoán ra trên trán ông ta cũng bị nhọ.
Vậy nhà thông thái đó suy luận như thế nào?

2. HAI CHỊ EM SINH ĐÔI
Ở thành phố T có một cặp sinh đôi khá đặc biệt. Tên hai cô là Nhất và Nhị. Những điều ly kỳ về hai cô lan truyền đi khắp nơi. Cô Nhất không có khả năng nói đúng vào những ngày thứ hai, thứ ba và thứ tư, còn những ngày khác nói đúng. Cô Nhị nói sai vào những ngày thứ ba, thứ năm và thứ bảy, còn những ngày khác nói đúng.
Một lần tôi gặp hai cô và hỏi một trong hai người:
- Cô hãy cho biết, trong hai người cô là ai?
- Tôi là Nhất.
- Cô hãy nói thêm, hôm nay là thứ mấy?
- Hôm qua chủ nhật.
Cô kia bỗng xem vào:
- Ngày mai là thứ sáu.
Tôi sững sờ ngạc nhiên-Sao lại thế được?-và quay sang hỏi cô đó:
- Cô cam đoan là cô nói thật chứ?
- Ngày thứ tư tôi luôn luôn nói thật – cô đó trả lời.
Hai cô làm tôi lúng túng thực sự, nhưng sau một hồi suy nghĩ tôi đã xác định được cô nào là cô Nhất, cô nào là cô Nhị, thậm chí còn xác định được ngày hôm đó là thứ mấy.
Mời bạn hãy thử làm xem.

3. CỤ GIÀ NÓI THẦM ĐIỀU GÌ?
Có hai chàng trai Kozak là Grisko và Oponos đều là những kỵ sỹ tài ba. Trong các cuộc thi khi người này, khi thì người kia thắng, nhưng ai phi ngựa nhanh hơn, các cuộc tranh luận đều không phân giải được. Cuối cùng Grisko đề nghị một cuộc thi: Ngựa của ai về sau thì người đó thắng. Oponos chấp thuận.
Cuộc thi như vậy được tổ chức, người xem khá đông. Khi trọng tài nổ súng phát hiệu lệnh thì lạ thay: cả hai kỵ sỹ đều chỉ đứng nguyên ở vị trí xuất phát. Khán giả chờ đợi, hò hét huyên náo. Xem ra cuộc thi không bao giờ chấm dứt.
Vừa lúc đó có một cụ già tóc bạc đi tới. Thấy chuyện lạ, cụ hỏi, người ta nói cho cụ hiểu thì cụ lớn tiếng nói:
- Xin quý khán giả hãy bình tĩnh, tôi sẽ nói thầm một điều với cả hai kỵ sỹ thì họ sẽ phi như bay về đích cho mà xem.
Quả vậy, cụ già gọi hai chàng trai đến bên cụ, cầm lấy tay họ và nói thầm vào tai từng người. Khi cụ bỏ tay họ ra thì cả hai kỵ sỹ đều chạy như bay tới ngựa, nhảy lên và phóng như bay về đích.
Cuối cùng, người thắng vẫn là người có ngựa về sau.
Vậy cụ già đã nói thầm điều gì với cả hai kỵ sỹ?

4. DU KHÁCH ĐANG Ở ĐÂU?
Có một du khách đến một trong hai thành phố A, B của một đất nước tuyệt đẹp. Người thành phố A luôn luôn nói thật, người thành phố B luôn luôn nói dối. Trong thành phố A có một số dân của thành phố B và ngược lại.
Bạn hãy suy nghĩ xem người khách cần phải đặt câu hỏi như thế nào khi gặp người đầu tiên để từ câu trả lời có thể biết được mình đang ở đâu?

5. QUÂN XANH, QUÂN ĐỎ
Tiến hành một trò chơi, các em thiếu niên chia làm hai đội: quân xanh và quân đỏ. Đội quân đỏ bao giờ cũng nói đúng, còn đội quân xanh bao giờ cũng nói sai.
Có ba thiếu niên đi tới là An, Dũng và Cường. Người phụ trách hỏi An: “Em là quân gì?”. An trả lời không rõ, người phụ trách hỏi lại Dũng và Cường: “An đã trả lời thế nào?”. Dũng nói “An trả lời bạn ấy là quân đỏ”, còn Cường nói: “An trả lời bạn ấy là quân xanh”.
Hỏi Dũng và Cường thuộc quân nào?
6. ĐẠO LUẬT TÀN ÁC
Ở một vương quốc nọ có ông vua tàn ác. Ông ta không muốn người lạ vào lãnh thổ của mình nên ra lệnh cho tất cả các lính biên phòng phải thi hành một đạo luật sau:
Bất kỳ một người nước khác lọt tới đều phải trả lời câu hỏi: “Vì sao anh tới đây?”. Nếu người đó trả lời đúng thì đem dìm xuống nước, nếu trả lời sai thì đem treo cổ.
Một lần, có một người nông dân nước láng giềng vô tình đến một trạm biên phòng. Người lính ra câu hỏi: “Vì sao anh tới đây?” và chuẩn bị hành tội anh ta.
Thế nhưng người nông dân thông minh đó đã trả lời một câu mà người lính biên phòng không thể xác định được đúng hay sai để hành tội anh ta theo đạo luật của nhà vua.
Vậy người nông dân đó đã trả lời như thế nào?

7. BỨC CHÂN DUNG AI?
Người ta hỏi Trung: “Bức ảnh trên tường là chân dung ai?”. Trung trả lời: “Bố của người đó là người con trai duy nhất của ông bố người đang trả lời các bạn”.
Hỏi người trong ảnh là chân dung ai?
8. ANH THỢ CẠO TRONG THÔN
Người ta đưa ra một định nghĩa về anh thợ cạo trong thôn như sau:
“Gọi người đàn ông trong thôn là thợ cạo nếu anh ta cắt tóc cho tất cả những người trong thôn không tự cắt lấy”.
Hỏi: Với định nghĩa như vậy anh thợ cạo có tự cắt tóc cho mình hay không?
Trả lời:
- Nếu anh thợ cạo tự cắt cho mình thì mâu thuẫn với định nghĩa là anh ta chỉ cắt cho những ai không tự cắt lấy.
- Nếu anh thợ cạo không tự cắt cho bản thân anh ta thì cũng theo định nghĩa anh ta phải cắt cho anh ta, vẫn mâu thuẫn.
Bạn hãy xác định xem mâu thuẫn nảy sinh từ đâu?

9. THÀNH CÔNG CỦA TUỔI TRẺ
Tôi chơi cờ cũng khá nhưng hai người bạn thân của tôi là những tay cờ tuyệt diệu. Tôi chơi với mỗi người một ván và cả hai thắng tôi một cách dễ dàng. Có một người bạn nhỏ của tôi – mới 10 tuổi – chỉ mới biết các quy tắc chơi cờ nhưng lại cả quyết rằng sẽ chơi tốt hơn tôi. Để chứng tỏ điều đó cậu ta ra điều kiện:
“Tôi sẽ chơi cùng một lúc với cả hai người bạn của anh trên hai bàn cờ và chắc chắn tôi sẽ đạt kết quả tốt hơn anh là không thua cả hai người”.
Ta có thể giải thích sự thành công của người bạn nhỏ như thế nào?

10. NÓI TIÊN TRI
Trước đây ở một nước Á đông có một ngôi đền thiêng do ba thần ngự trị: Thần Sự Thật (luôn luôn nói thật), thần Lừa Dối (luôn luôn nói dối) và thần Mưu Mẹo (lúc nói thật, lúc nói dối). Các thần ngự trên bệ thờ sẵn sàng trả lời khi có người tới thỉnh cầu. Nhưng vì hình dạng của các thần hoàn toàn giống nhau nên người ta không biết thần nào trả lời để mà tin hay không tin.
Một triết gia từ xa đến, để xác định các thần, ông ta hỏi thần bên trái:
- Ai ngồi cạnh ngài?
- Đó là thần Sự Thật – thần bên trái trả lời.
Tiếp theo ông ta hỏi thần ngồi giữa:
- Ngài là thần gì?
- Ta là thần Mưu Mẹo.
Sau cùng, ông ta hỏi thần bên phải:
- Ai ngồi cạnh ngài?
- Đó là thần Lừa Dối – thần bên phải trả lời.
Người triết gia kêu lên:
- Tất cả đã rõ ràng, các thần đều đã được xác định.
Vậy nhà triết gia đó đã xác định các thần như thế nào?
40 câu đố vui hay
H: Bạn hãy tưởng tượng bạn đang đi trên 1 con thuyền trên 1 dòng sông có rất nhiều cá ăn thịt đến giữa dòng bỗng thuyền của bạn bị thủng 1 lỗ rất to, sau vài phút nữa thuyền sẽ chìm và chắc chắn bạn sẽ là bữa ăn những con cá này. Bạn làm cách nào đơn giản nhất để thoát ra khỏi cái hoàn cảnh chết tiệt này?
TL: Đừng tưởng tượng nữa.

2/
H: 1 người đi vào rừng sâu để thám hiểm, thật không may cho ông ta khi bắt gặp 1 con đười ươi rất hung dữ muốn xé xác ông ta ra. Trong tay ông ta có 2 con dao , ông sợ quá vứt 2 con dao ra đó, con đười ươi nhặt lên và sau vài phút nó nằm vật xuống đất chết luôn. Bạn có biết tại sao không?
TL: Nó cầm dao và đấm vào ngực nó (đười ươi hay làm thế).

3/
H: Có một cây cầu có trọng tải là 10 tấn, có nghĩa là nếu vượt quá trọng tải trên 10 tấn thì cây cầu sẽ sập. Có một chiếc xe tải chở hàng, tổng trọng tải của xe 8 tấn + hàng 4 tấn = 12 tấn. Vậy đố các bạn làm sao bác tài qua được cây cầu này (Không được bớt hàng ra khỏi xe)?
TL: Bác tài cứ đi qua thôi, còn xe thì ở lại.

4/
H: Trên đồng cỏ có 6 con bò, đếm đi đếm lại chỉ có 12 cái chân. Hỏi tại sao ?
TL: Con bò này cưỡi lên lưng con bò kia theo dây chuyền và vòng tròn nên mỗi con chỉ có 2 chân!

5/
H: Nếu chỉ có một que diêm, trong một ngày mùa đông giá rét, bạn bước vào căn phòng có một cây đèn, một bếp dầu, và một bếp củi, bạn thắp gì trước tiên?
TL: Que diêm.

6/
H: Một kẻ giết người bị kết án tử hình. Hắn ta phải chọn một trong ba căn phòng: phòng thứ nhất lửa cháy dữ dội, phòng thứ hai đầy những kẻ ám sát đang giương súng, và phòng thứ ba đầy sư tử nhịn đói trong ba năm. Phòng nào an toàn nhất cho hắn?
TL: Phòng 3 vì sư tử chết hết rồi

7/
H: 2 con vịt đi trước 2 con vịt, 2 con vịt đi sau 2 con vịt, 2 con vịt đi giữa 2 con vịt. Hỏi có mấy con vịt?
TL: 4.

8/
H: Con ma xanh đập 1 phát chết, con ma đỏ đập 2 phát thì chết. Làm sao chỉ với 2 lần đập mà chết cả 2 con?
TL: Đập con ma xanh trước là 1, con ma đỏ thấy thế sợ quá, mặt mày tái mét (chuyển sang xanh).Đập con ma xanh mới này nữa là đủ 2.

9/
H: Có 1 bà kia không biết bơi, xuống nước là bả chết. Một hôm bà đi tàu, bỗng nhiên tàu chìm, nhưng bà không chết.Tại sao (ko ai cứu hết)?
TL: Bà ấy đi tàu ngầm.

10/
H: Cái gì đen khi bạn mua nó, đỏ khi dùng nó và xám xịt khi vứt nó đi?
TL: Than.

11/
H: Có 1 anh chàng làm chuyện trong 1 tòa nhà 50 tầng, nhưng anh ta lại chỉ đi thang máy lên đến tầng 35 rồi đoạn còn lại anh ta đi thang bộ. Tại sao anh ta lại làm như vậy ?
TL: Vì cái thang máy đó không lên được tới tầng 50.

12/
H: Lịch nào dài nhất?
TL: Lịch sử.

13/
H: Xã đông nhất là xã nào?
TL: Xã hội.

14/
H: Con đường dài nhất là đường nào?
TL: Đường đời.

15/
H: Quần rộng lớn nhất là quần gì?
TL: Quần đảo.

16/
H: Cái gì của chồng mà vợ thích cầm nhất (không nghĩ lung tung)?
TL: Tiền!

17/
H: Cái gì mà đi thì nằm, đứng cũng nằm, nhưng nằm lại đứng?
TL: Bàn chân.

18/
H: Câu này nghĩa là gì: 1′ => 4 = 1505
TL: 1 phút suy tư bằng 1 năm không ngủ.

19/
H: Núi nào mà bị chặt ra từng khúc?
TL: Thái Sơn.

20/
H: Bạn có thể kể ra ba ngày liên tiếp mà không có tên là thứ hai, thứ ba, thứ tư, thứ năm, thứ sáu, thứ bảy, chủ nhật?
TL: Hôm qua, hôm nay và ngày mai.

21/
H: Môn gì càng thắng càng thua ? cuộc thi gì càng thắng càng thua
TL: Môn đua xe đạp.

22/
H: Con gì đầu dê mình ốc ?
TL: Con dốc.

23/
H: Con gì đập thì sống, không đập thì chết?
TL: Con tim.

24/
H: Có 1 đàn chuột điếc đi ngang qua, hỏi có mấy con?
TL: điếc là hư tai, hư tai là hai tư (24).

25/
H: Bỏ ngoài nướng trong, ăn ngoài bỏ trong là gì?
TL: Bắp ngô.

26/
H: Trong 1 cuộc thi chạy, nếu bạn vượt qua người thứ 2 bạn sẽ đứng thứ mấy?
TL: Thứ 2.

27/
H: Con gì không gáy ò ó o mà người ta vẫn gọi là gà?
TL: Gà con và gà mái.

28/
H: Có 1 con trâu. Đầu nó thì hướng về hướng mặt trời mọc, nó quay trái 2 vòng sau đó quay ngược lại sau đó lại quay phải hay vòng hỏi cái đuôi của nó chỉ hướng nào?
TL: Chỉ xuống đất.

29/
H: Con trai có gì quí nhất?
TL: Ngọc trai.

30/
H: Cơ quan quan trọng nhất của phụ nữ là gì ?
TL: Hội Liên Hiệp Phụ Nữ.

31/
H: Sở thú bị cháy, con gì chạy ra đầu tiên?
TL: Con người.

32/
H: Khi Beckham thực hiện quả đá phạt đền, anh ta sẽ sút vào đâu?
TL: Trái banh.

33/
H: Có bao nhiêu chữ C trong câu sau đây: “Cơm, canh, cháo gì tớ cũng thích ăn!”
TL: 1 chữ C, ở chữ “Cơm”.

34/
H: Cái gì tay trái cầm được còn tay phải cầm không được?
TL: Tay phải.

35/
H: 2 người: 1 lớn, 1 bé đi lên đỉnh một quả núi. Người bé là con của người lớn, nhưng người lớn lại không phải cha của người bé, hỏi người lớn là ai?
TL: Mẹ.

36/
H: Từ gì mà 100% nguời dân Việt Nam đều phát âm sai?
TL: Từ “sai”.

37/
H: Tìm điểm sai trong câu: “dưới ánh nắng sương long lanh triệu cành hồng khoe sắc thắm”
TL: Khoe sắc khoé!

38/
H: Chứng minh: 4 = 5
TL: Ta có:
-20 = -20
<=> 25 - 45 = 16 - 36
=> 5^2 - 2.5.9/ 2 = 4^2 - 2.4.9/2
Cộng cả 2 vế với (9/2)^2 để xuất hiện hằng đẳng thức :
5^2 - 2.5.9/2 + (9/2)^2 = 4^2 - 2.4.9/2 + (9/2)^2
<=> (5 - 9/2)^2 = (4 - 9/2 )^2
=> 5 - 9/2 = 4 - 9/2
=> 5 = 4

39/
H: Ai cũng biết đỉnh núi Everest cao nhất thế giới, vậy trước khi đỉnh Everest được khám phá, đỉnh núi nào cao nhất thế giới?
TL: Everest.

40/
H & TL:
Hôn con heo trong nhà gọi là -> Hôn thú
Mong được hôn gọi là -> Cầu hôn
Vừa mới hôn gọi là -> Tân hôn
Hôn thêm cái nữa gọi là -> Tái hôn
Đang hôn mà bị đẩy ra gọi là -> Từ hôn
Không cho mà cứ hôn gọi là -> Ép hôn
Hẹn sẽ hôn gọi là -> Hứa hôn
Vua hôn gọi là -> Hoàng hôn
Hôn chia tay gọi là -> Ly hôn
Vừa hôn vừa ngửi gọi là -> Vị hôn
Hôn vào không trung gọi là -> Hôn gió
Hôn trong mơ gọi là -> Hôn ước
Hôn mà mà quá sớm thì gọi là -> Tảo hôn
Rất thích hôn gọi là -> Kết hôn
Hôn mà bị hôn lại gọi là -> Đính hôn

Thứ Ba, 23 tháng 2, 2016

NHỮNG CÂU HỎI VÀ TRẢ LỜI HAY NHẤT!
NHỮNG CÂU HỎI VÀ TRẢ LỜI ... HAY NHẤT!
Về vẻ đẹp bên ngoài
- Gà trống đẹp hơn hay gà mái đẹp hơn?
Câu trả lời: Con gà trống.
- Con cá (bất kỳ loài nào) đực đẹp hơn con cá cái?
Câu trả lời: Tất nhiên rồi, đến con cá chép đực cũng còn có râu ở đầu và kiếm ở bụng cơ mà.
- Tại sao con hươu đực đẹp hơn con hươu cái?
Câu trả lời: Bởi vì nó có bộ sừng rất đẹp.
- Những con cào cào đực lại đẹp hơn con cào cào cái?
Câu trả lời: Đơn giản bởi vì nó đẹp.
- Tại sao lại gọi là ông trăng (ông mặt trời, ông sao) mà không gọi là bà trăng?
Câu trả lời: Bởi vì ông đẹp hơn bà.
Về trái tim
- Tại sao chỉ có bà phù thủy độc ác mà không có ông phù thủy độc ác?
Câu trả lời: Không có người đàn ông nào độc ác như đàn bà.
- Tại sao người mẹ kế luôn luôn là cái ác mà không phải bố dượng?
Câu trả lời: Họ không thể không như vậy.
- Tại sao chỉ có mỹ nhân kế chứ không có nam nhân kế?
Câu trả lời: Họ không gian xảo như phụ nữ được.
- Tại sao người ta nói: Làm một người tốt đã khó nhưng làm một người đàn bà tốt còn khó hơn?
Câu trả lời: Vì phụ nữ khó mà trở thành một người tốt.
- Tại sao người ta nói: Nếu muốn trả thù một ai đó, hãy gửi cho hắn một người đàn bà đẹp?
Câu trả lời: Bởi vì phụ nữ thật là nguy hiểm.
... Tại sao...
(Các bạn còn câu hỏi và trả lời nào hay nữa không...?)

Thứ Năm, 21 tháng 1, 2016

Câu Đố Vui Trong Ngày Tết Việt Nam
Tổng hợp câu đố vui về tết nguyên đán Việt Nam. Hôm nay mình sẽ gửi đến các bạn 135 câu đố dân gian Việt Nam trong dịp tết nguyên đán, có thể các bạn đã biết đáp án một số câu rồi nhưng đa phần là chưa nhé. Tại đây sẽ tổng hợp những câu đố vui ngày tết kèm đáp án cho các bạn giải.
Xem thêm: TIN NHAN CHUC TET 2016

135 Câu Đố Vui Trong Ngày Tết Nguyên Đán Việt Nam


1. Ăn trước mà lại ăn thừa
Mỗi ngày hai bữa sớm, trưa nhọc nhằn
—» Là cái gì?
2. Anh đứng bên ni sông
Em đứng bên tê sông
Đuổi nhau kì cùng
Chẳng bắt được nhau
—» Là cái gì?
3. Anh ngồi đâu em cũng ngồi hầu
Yêu em anh mới mớm trầu cho em
—» Là cái gì?
4. Ao tròn vành vạnh
Nước lạnh như tiền
Con gái như tiên
Trần mình xuống lội
—» Là gì?
5. Bằng cái đĩa, xỉa xuống ao
Ba mai chín cuốc mà đào không lên
—» Là gì?
6. Bằng cái ống lươn
Nuốt cả thuyền buồm, nuốt cả ca nô
Nuốt sông, nuốt bể, nuốt hồ
Nuốt ba trái núi không no miệng này
—» Là cái gì?
7. Bằng cái dĩa xỉa xuống ao
Ba quân thiên hà đào hoài không lên
—» Là gì?
8. Bằng cái lá đa, đi xa về gần
—» Là cái gì?
9. Bằng cái lá tre, ngo ngoe dưới nước
—» Là con gì?
10. Bằng một bước mà bước không qua
—» Là gì?
11. Bằng trang cái nón,
cả bọn được nhờ
—» Là cái gì?
12. Bị vặn, bị trói, bị gài
Mà lại đội nặng, hàng ngày khổ đau
—» Là cái gì?
13. Bốn anh cùng chung một nhà
Cùng sinh một giáp cùng ra một hình
Một anh thì đỗ cống sinh
Một anh quỷ quái như tinh trong nhà
Một thì xấu nết xấu na
Một anh ăn vụng cả nhà đều ghen
—» Là con gì?
14. Bốn bên kín cổng cao thành
Sông không có nước, cá giành vào ra
Voi đi đến đó chẳng qua
Hai bên văn võ nghĩa mà làm sao
—» Là gì?
15. Bốn bên thành luỹ hiểm cao
Có một thằng trọc nhảy vào nhảy ra
—» Là cái gì?
16. Bốn bên thành quách luỹ cao
Muốn chơi con nào, nắm óc kéo ra
—» Là cái gì?
17. Bốn cột một kèo
Có lọ mắm heo
Mèo bò không tới
—» Là con gì?
18. Bốn con cùng ở một nhà
Được mẹ chia của tách ra mỗi người
—» Là cái gì?
19. Bốn cô trong tỉnh mới ra
Nước da trắng toát như hoa cúc tần
Một anh công tử tần ngần
Một vòi tong tỏng như cần câu tre
—» Là cái gì?
20. Ba đầu, bốn lưỡi, sáu tai
Một đầu đội nón còn hai ở trần
—» Là gì?
21. Ba cây sinh một quả
Ra rả toàn những hạt
—» Là cái gì?
22. Ba con, bốn lưỡi, mười chân
Một lưng mặc áo, hai lưng ở trần
—» Là gì?
23. Ba ông ngồi ghế
Một ông cậy thế
Một ông cậy thần
Một ông tần ngần
Đút vòi vô lửa
—» Là cái gì?
24. Ba tháng cuốn cờ chờ con đỏ
Một phen cởi giáp cứu dân đen
—» Là việc gì?
25. Buổi xuân xanh người chuộng, kẻ yêu
Càng cao danh vọng, càng nhiều gian nan
Lòng không dạ đói lang thang
Thương người quân tử hai hàng chong chong
—» Là cây gì?
26. Bùng bình là bùng bình bầu
Cái răng ở dưới cái đầu ở trên
—» Là cái gì? 27. Cũng thành cũng quách cũng đao binh
Đoàn quân vây bọc chung quanh mấy vòng
Đương khi tập trận hoả công
Gặp cơn giông tố thành trong tối mò
—» Là cái gì?
28. Cả nhà có một bà ăn cơm hớt
—» Là cái gì?
29. Cái cây bên ta
Cái lá bên ngô
Cái ngọn tày bồ
Cái gốc tày tăm
—» Là cái gì?
30. Cỏng còng là cỏng còng cong
Làm cho con gái mẹ chồng tốt tươi
Lão già tuổi bảy tám mươi
Bỏ đường hoa nguyệt còn chơi cỏng còng
—» Là cái gì?
31. Cổ cao hai ngấn miệng tròn
Đói no ngày tháng bị mòn cả trôn
—» Là cái gì?
32. Của mình mình chẳng hay dùng
Người ta cẩn trọng, nằm lòng nhớ kêu
—» Là gì?
33. Cái chi bằng cái cổ cò
Ăn ba bốn rú (núi) chẳng no cái diều?
—» Là cái gì?
34. Cái gì bằng bàn tay
Mưa ba đêm ba ngày không ướt?
—» Là gì?
35. Cái gì không miệng mà kêu
Tội thì không tội bị treo xà nhà?
—» Là cái gì?
36. Cái gì lưỡi bén mình ơi
Liếm xe xe toạc, liếm người người đau?
—» Là cái gì?
37. Cái gì lạ lắm
Tên trùng một âm
Nước đục, chui lầm
Thì tiêu đời cá?
—» Là cái gì?
38. Cái gì mà thuộc của mình
Mình lại ít dùng, thiên hạ dùng luôn?
—» Là gì?
39. Cái gì như thể khí trời
Ngày đêm quanh quẩn ở nơi cạnh mình
Không hương, không sắc, không hình
Không hình không sắc mà mình không qua?
—» Là gì?
40. Cái hình tròn trịa, cái mặt thì to
Nhồi lăn với bột, cân đo với đường
—» Là cái gì?
41. Cái mình nho nhỏ cái mỏ nâu nâu
Xuống tắm ao sâu, lên cày ruộng cạn
—» Là cái gì?
42. Cây bằng cái kim lá bằng cái quạt
Cây cao cao ngất, cao quá đỉnh ngàn
—» Là cái gì?
43. Cây cao nghìn trượng
Lá rụng tứ tung
Nấu thì được, nướng thì không
—» Là gì?
44. Cây cao nghìn trượng, lưỡng cốt lưỡng bì
Gió thổi ù ì, đàn kêu ộng ạnh
—» Là cái gì?
45. Cây cao vòi vọi, có đọi nước đầu
—» Là cây gì?
46. Cây khô đem để trong nhà
Chỉ có một quả chẳng già khi non
—» Là cái gì?
47. Cây khô mọc rễ trên đầu
Sông sâu chẳng sợ, sợ cầu bắc ngang
—» Là gì?
48. Cây lăn tăn, dễ ăn khó trèo
—» Là cây gì?
49. Cây suôn đuồn đuột
Trong ruột đen thui
Con nít lui cui
Dấn đầu đè xuống
—» Là cái gì?
50. Cây suôn đuồn đuột trong ruột có dây
—» Là cái gì?
51. Chẳng giao tranh cũng đội binh
Gươm trần giáo tuốt chạy quanh tứ bề
Sa trường ánh lửa lập loè
Lướt qua phương bác lại về phương đông
—» Là cái gì?
52. Chẳng học mà thật là hay
Một trăm thứ chữ, viết ngay được liền
—» Là cái gì?
53. Chặt không đứt
Bứt không rời
Phơi không khô
Chụm không cháy
—» Là con gì?
54. Chị ơi chị ơi xích lại cho gần
Cho tôi chấm chút một hàng lệ rơi
—» Là cái gì?
55. Chị kia xách nón đi đâu
Tôi đi kiếm thuốc lo âu cho chồng
—» Là con gì?
56. Chịu tay bóc lột của người
Thân tàn gầy guộc không lời thở than
Suốt năm cuộc sống điêu tàn
Sinh ra môt lũ con ngoan nối dòng
—» Là cái gì?
57. Chân đạp miền thanh địa
Đầu đội mũ bình thiên
Mình mặc áo mã tiên
Ban ngày đôi ba vợ
Tối nằm riêng kêu trời
—» Là con gì?
58. Chân vô số, vảy vô kể
Có hai cánh thè lè mà chẳng biết bay
—» Là gì?
59. Chung chung như lá quốc kì
Bốn góc thước thợ anh thì nhớ không
Hai ngang cửa sổ song song
Vừa đôi phải lứa như vợ chồng ta
—» Là gì?
60. Có đầu mà chẳng có đuôi
Có một khúc giữa cứng môi lại mềm
—» Là cái gì?
61. Có càng mà chẳng có chân
Có hai con mắt to bằng ốc bươu
—» Là cái gì?
62. Có cánh có mỏ mà nỏ có bay
Đi đêm về ngày lại chui xuống nước
—» Là cái gì?
63. Có cánh không bay mới lạ đời
Khi thì vượt biển lúc ra khơi
—» Là cái gì?
64. Có cây mà chả có cành
Có quả để dành mà cúng tiên sư
—» Là cây gì?
65. Có cay mà chẳng có thơm
Có mũi không mồm lại chẳng có tay
Không mồm bà có lưỡi dài
Liếm ai nấy chết, có tài mà ghê
—» Là cái gì?
66. Có lửa thì đẻ
Không lửa thì nằm ấp con
Đẻ ra chuyển động núi non
—» Là cái gì?
67. Có mặt mà chẳng có mồm
Râu ria ba sợi chạy vòng chạy vo
—» Là cái gì?
68. Có miệng mà chẳng nói chi
Bụng phình như chửa, bỏ gì cũng ăn
—» Là cái gì?
69. Cò quăm lấy ở dưới đầm
Đem về nấu nướng rì rầm cả đêm
Cò quăm cành láng cành đen
Nấu đi nấu lại chưa mềm cò quăm
—» Là gì?
70. Con gì có vỏi có vòi
Không chân, không cẳng có đôi tai
dài Bụng thì như con cóc mài
Ăn thì chẳng muốn, cả ngày đái luôn?
—» Là cái gì?
71. Con chi mào đỏ lông mượt như tơ
Sáng sớm tinh mơ, gọi người ta dậy
—» Là con gì?
72. Cái gì nhất diện chỉ thiên
Tứ túc chỉ địa, người siêng cưỡi hoài
Không ăn mà vẫn sống dai
Chẳng tốn cọng cỏ, chẳng hoài hột cơm
—» Là cái gì?
73. Con mắt thì con mắt nghé
Cái đuôi quắn lại có nghề cắn ngang
Cắn đủ thức trắng thức vàng
Cắn đủ các nước phụng loan chẳng từ
—» Là cái gì?
74. Cong cong như cái bắp cày
Ban đêm thì có ban ngày thì không
Chính giữa thì có cái bông
Lấy tay đâu cái, cái mồng đỏ hoe
—» Là cái gì?
75. Ðường ngay thông thống
Hai cống hai bên
—» Là gì?
76. Dầm son hai má dầm son
Chơi sông chơi lạch chơi hòn cù lao
—» Là con gì?
77. Ðồi cao hai cống hai bên
Dưới đơm hàng lược, trên mền hàng gương
—» Là gì?
78. Đường ngay thông thống
Hai cống hai bên
Trên hàng gương,
Dưới hàng lược
—» Là gì?
79. Đầu bằng con ruồi, đuôi bằng cái đĩa
—» Là lá gì?
80. Đầu khom lưng khúc rồng
Sinh bạch tử hồng
Xuân hạ thu đông
Bốn mùa có cả
—» Là con gì?
81. Đầu rồng đuôi phụng xum xuê
Mùa xuân ấp trứng mà hè nở con
—» Là cây gì?
82. Đầu rồng, đuôi phượng, cánh tiên
Ngày năm ba vợ, tối ngủ riêng một mình
—» Là con gì?
83. Đầu tròn lông lóc
Khi thì ném xuống, khi tung lên trời
Lúc bị người đấm, lúc bị người đá
Lúc bị bỏ giỏ, lúc đau như dần
Trẻ già tíu tít ngoài sân
Cứ thấy nó đến co chân chạy dài
—» Là cái gì?
84. Đầu tròn mình nhỏ thon thon
Nắm đầu vặn cổ hai hàng lệ rơi
—» Là cái gì?
85. Đến đây hỏi khách tương phùng
Con gì mọc cánh dạo cùng nước non
—» Là cái gì?
86. Đồi cao hai cống hai bên
Dưới đơm hàng lược, trên nền hàng gương
—» Là gì?
87. Đâm vô rồi lại kéo ra
Vắng cửa vắng nhà rồi lại đâm vô
—» Là cái gì?
88. Đi đâu mấy tháng không màng
Nghèo hèn không phụ giầu sang không màng
—» Là con gì?
89. Đi đâu mà đổ mồ hôi
Chiều trái không ngồi, trầu thuốc không ăn
—» Là cái gì?
90. Đi lè lưỡi về lè lưỡi
—» Là cái gì?
91. Đi nằm, đứng nằm, nằm thì đứng
—» Là gì?
92. Đi thì ăn trốc ngồi trên
Về thì len lén, ngồi bên xó hè
—» Là cái gì?
93. Đi thì đứng, dừng thì ngã
—» Là cái gì?
94. Đi thì ve vẩy, về thì giãy chết
—» Là cái gì?
95. Đông Ngô, Gia Cát đánh lẫn nhau
Một trận hoả phong khách lắc đầu
Đông Ngô thất thế,
Đông Ngô thoát Gia Cát ở lại đánh trận sau
—» Là việc gì?
96. Ở nhà bằng cỡ bắp tay
Ra đường bành trướng to tày cái nia
—» Là cái gì?
97. Em đây anh đoán giống ai
Cổ thì dây thắt, mình dài lưng ong
Anh yêu, anh bế anh bồng
Cõng em đi khắp ruộng đồng bờ ao
Về nhà lơ lửng trên cao..
—» Là cái gì?
98. Eo lưng thắt đáy
Miệng rộng xoan xoan
Ban ngày hầu hạ cửa quan
Tối lại nghênh ngang đứng đó
—» Là cái gì?
99. Eo lưng thắt đáy ngậm trái hồ lô
Mở miệng ra kinh hồn bạt vía
—» Là cái gì?
100. Già thì đặc bí bì bì
Con gái đương thì, rỗng toác toà loa
Ngoài xanh trong trắng như ngà
Đàn ông cũng chuộng, đàn bà cũng yêu
—» Là gì?
101. Giúp người trải mấy nghìn thu
Sao người lại bảo ta ngu vô cùng
Sách ta mang luôn trong lòng
Sao ta lại dốt lạ lùng lắm thay
Của ta ta mang xưa nay
Sao người lại bảo của ngay đàn bà
—» Là con gì?
102. Họ em cùng với họ người
Tên em cùng loài ở chốn biển sâu
Đường ray, thanh sắt, nhịp cầu
Có em gắn bó với nhau không rời
—» Là cái gì?
103. Học tập cho kì đến hói đầu
Bề ngoài ra dáng khôn ngoan lắm
Rốt cục khôn ngoan chỉ bộ râu
—» Là cái gì?
104. Hữu bì, hữu cốt, vô thân nhục
Nghi xuân nghi hạ, bất nghi đông
(Có da, có xương, không có thịt
Chỉ mùa xuân, mùa hạ được nhắc đến, mùa đông thì không)
—» Là cái gì?
105. Hai đầu hai má áp nhau
Trông trước trông sau đem ra mà ủi
—» Là cái gì?
Dầm mưa dãi nắng, dấu đầu thò đuôi
—» Là gì?
107. Hai bên bên giáo đóng hàng châu
Thuỷ bao dợn sóng, có đầu không đuôi
Quan quân rầm rộ tới lui
Kẻ qua người lại ngược xuôi đại hà
—» Là gì?
108. Hai bên hai má, giữa một khe
Làng nước chưa ra, đè giục mãi
Làng nước ra rồi, lại nín khe
—» Là cái gì?
109. Hai chân đè cái lưỡi lè
Lại bị người đè cứng ngắt trên lưng
—» Là cái gì?
110. Hai chân song song hai bụng ấp nhau
Nháu nhàu nhau đi một cái
—» Là cái gì?
111. Hai chàng mà ở hai buồng
Không ai hỏi đến ra tuồng cấm cung
Đêm thời đóng cửa cắm chông
Ngày thời mở cửa lại trông ra ngoài
—» Là gì?
112. Hai cô nằm nghỉ hai phòng
Ngày thì mở cửa ra trông
Ðêm thì đóng cửa lấp trong ra ngoài
—» Là gì?
113. Hai da lại ấp hai da
Ấp vào ấm áp, lấy ra lạnh lùng
Ấp vào ấm áp vô cùng
Lấy ra lạnh lùng khổ lắm em ơi
—» Là cái gì?
114. Hai gươm tám giáo
Mặc áo da bò
Thập thò cửa lỗ
—» Là con gì?
115. Hai làng xúm đánh một làng
Máu chảy xuống đàng, ruồi chẳng dám bâu
—» Là việc gì?
116. Hai mẹ sinh ba mươi con
Ở chung mà còn sinh sự đánh nhau
Đánh nhau thì đánh trên đầu
Thiên hạ chạy tới coi lâu nó mòn
—» Là gì?
117. Hai ngang hai sổ rõ ràng
Mười hai anh lính cả làng đều ưa
—» Là cái gì?
118. Hai tay ôm sát cột nhà
Ruột gan chẳng có, chỉ da bầy nhầy
—» Là cái gì?
119. Khen ai dạ sáng như gương
Tối trời như mực, biết quen mà mừng
—» Là con gì?
120. Khi ở nhà cha, da đỏ hồng hồng
Khi về nhà chồng, da đen trùi trũi
—» Là cái gì?
121. Khi xưa em trắng như ngà
Cùng anh kết nghĩa nên đà thâm thâm
Trách chàng quân tử vô tâm
Khi đánh khi đập khi lại nằm với em
—» Là cái gì?
122. Không ăn, không nói, không cười
Nghiêng lưng mà chịu với người hôm mai
—» Là cái gì?
123. Không đôi mà tên lại đôi
Đến đêm vô tủ mồ côi một mình
—» Là cái gì?
124. Không bào mà trơn
Không sơn mà đỏ
Không gõ mà kêu
Không khều mà rớt
—» Là gì?
125. Không cánh mà bay mới lạ đời
Đã từng vượt biển, lại qua khơi
Phiêu diêu thế giới muôn nghìn dặm
Lịch lãm xưa nay dễ mấy người
—» Là cái gì?
126. Không chân mà chạy
Không cánh mà bay
Không vây mà lội
Trong bụng nước sủi
Ngoài mũi mây bay
Ăn cơm phương này
Đi chơi phương khác
—» Là cái gì?
127. Không có tui đui cả nhà
—» Là cái gì?
128. Không phải bò cũng chẳng phải trâu
Uống nước ao sâu lên cày ruộng cạn
—» Là cái gì?
129. Lưng cong, miệng há răng rồng
Đứng đầu thiên hạ chiếm nhất công
Cứu quân đen nhiều khi bối rối
Giả ơn chàng trăm mối gỡ ra
—» Là cái gì?
130. Lưng cong vòng nguyệt, quyết chí đào đâm
Đắng cay cũng chịu, mặn nồng cũng theo
—» Là gì?
131. Lạy trời cho chủ tôi giầu
Để tôi hút mỡ, ăn dầu quanh năm
Lạy trời cho chủ tôi sang
Để tôi mắc võng nghênh ngang giữa nhà
—» Là những con gì?
132. Mười năm làm bạn với đèn
Giúp người quân tử khổ hèn chí cao
—» Là cái gì?
133. Mười thằng ở chung một hòm
Thương cho đời chúng hao mòn mãi đi
—» Là cái gì?
134. Mắt gì cách gối hai gang
Đem ra trình làng, chẳng biết chuyện chi
Sinh ra cái giống dị kì
Lưng nằm đằng trước, bụng thì phía sau
—» Là những gì?
135. Mắt to lưng rộng nuốt sống nhiều người
Nuốt rồi chạy thẳng một hơi Đầu rên hừ hự một hồi lên cơn —» Là cái gì?
Đáp Án 135 Câu Đố Vui Về Ngày Tết Nguyên Đán Việt Nam

1. Bát đĩa
2. Hai tai cối xay lúa
3. Cái ống nhổ
4. Bánh trôi
5. Bóng mặt trăng, mặt trời
6. Ống đựng tranh vẽ
7. Bóng mặt trăng
8. Bàn chân
9. Con đỉa
10. Cái bóng
11. Nồi cơm
12. Cái rế
13. Chuột cống, chuột nhắt, chuột chù và chuột đồng
14. Cờ tướng
15. Lu nước và cái gáo
16. Bàn cờ tướng
17. Con bò
18. Ấm chén
19. Bộ đồ trà
20. Người đi cày và hai con trâu
21. Nồi cơm
22. Người thợ cày và con trâu
23. Bễ lò rèn
24. Ngô trổ cờ
25. Cây tre
26. Cái nơm cá
27. Đèn kéo quân
28. Đôi đũa cả
29. Cái diều
30. Cái lược
31. Cái nồi đất
32. Cái tên
33. Cái dao rựa
34. Tai bò
35. Cái trống
36. Con dao
37. Cái lờ
38. Cái tên
39. Lòng cha mẹ
40. Bánh xe
41. Cây bút
42. Cái diều
43. Hạt mưa
44.Con diều
45. Cây dừa
46. Cân đòn
47. Cột buồn
48. Cây lúa
49. Cây bút chì
50. Nến
51. Đèn kéo quân
52. Cây bút
53. Con sam
54. Lọ mực
55. Con ễnh ương
56. Cuốn lịch
57. Con gà trống
58. Nhà ngói
59. Hình chữ nhật
60. Đòn gánh
61. Kính đeo mắt
62. Mỏ neo
63. Chiếc thuyền buồm
64. Cây cau
65. Con dao
66. Cây súng
67. Cái đồng hồ
68. Cái chum
69. Củ ấu
70. Ấm trà
71. Con gà trống
72. Cái ghế đẩu
73. Cái kéo
74. Đèn dầu
75. Cái mũi
76. Vịt xiêm
77. Cái mặt
78. Cái mặt
79. Lá trầu
80. Con tôm
81. Cây cau
82. Con gà trống
83. Quả bóng
84. Vòi nước
85. Chiếc thuyền buồm
86. Cái mặt
87. Cái ổ khoá
88. Con chó
89. Con lật đật
90. Cái cày
91. Bàn chân
92. Cái nón
93. Xe đạp
94. Cái áo dài
95. Rang ngô
96. Cái ô
97. Cái giỏ đựng cá
98. Cái ống nhổ
99. Cây súng
100. Quả cau
101. Con bò đực
102. Đinh ốc
103. Cây bút lông
104. Cái quạt
105. Tông đơ cắt tóc
106. Mái tranh
107. Cầu tre
108. Cái mõ
109. Bàn nạo dừa
110. Cái kéo
111. Đôi mắt
112. Ðôi mắt
113. Đôi tất da
114. Con cua
115. Ăn trầu
116. Cờ tướng
117. Cái bừa
118. Cái võng
119. Con chó
120. Cái nồi đất
121. Chiếc chiếu
122. Cái đà kê sập gụ
123. Cái cặp học trò
124. Bầu trời quang, quả hồng không hạt, sấm sét và mưa
125. Tờ báo
126. Tàu thuỷ
127. Cái đèn
128. Cây bút máy
129. Cái lược
130. Đôi môi
131. Con gián và con nhện
132. Cuốn sách
133. Bút chì màu
134. Mắt cá và cẳng chân
135. Xe hơi