Giới thiệu: Cuộc sống thật muôn màu muôn vẻ. Kinh tế phát triển, đời sống nâng cao, xã hội văn minh, nhân loại tiến bộ và cũng không ít điều phức tạp. Có những điều từ xưa đến nay người ta vẫn làm, vẫn cho là hay, là đúng, nay qua cuộc sống thực, khoa học lại nói rằng không nên làm vì không có lợi cho sức khoẻ. Ví dụ như ăn cơm xong uống một chén nước chè là chuyện cả ngàn năm nay ai cũng làm như vậy, hay như sau bữa cơm có ít trái cây là điều mong mỏi của nhiều gia đình hoặc thú gì bằng được uống cốc bia ướp lạnh. Vậy mà cuốn sách này lại nói là không nên, là kiêng kỵ.Sao vậy ? Trong cuốn “ Sách cho mọi nhà ” (N.X.B. Phụ Nữ 1997) tôi đã giới thiệu cả một chương nói về “ Bệnh văn minh trong xã hội đương đại ”.Trong cuốn sách này, tôi tập hợp và giới thiệu với bạn đọc“ 500 điều cấm kỵ trong cuộc sống hiện đại ” với mong muốn giúp các bạn sống khoẻ hơn, sống lâu hơn, sống hạnh phúc hơn. Hà Nội, mùa Xuân năm 1999 Hoàng Bắc
Mục lục PHẦN 1 : TRẺ THƠ VÀ NHỮNG ĐIỀU CẤM KỴ PHẦN 2 : PHỤ NỮ VÀ NHỮNG ĐIỀU CẤM KỴ PHẦN 3 : THANH NIÊN VÀ NHỮNG ĐIỀU CẤM KỴ PHẦN 4 : NHỮNG ĐIỀU CẤM KỴ VỀ NGƯỜI GIÀ PHẦN 5 : NHỮNG ĐIỀU CẤM KỴ VỀ ĂN UỐNG
Giới thiệu: Phút Nhìn Lại Mình Đây là cuốn sách mà bạn chỉ đọc trong một giờ nhưng giá trị của nó có thể giúp bạn thay đổi cuộc sống! “Trong cuộc sống có những lúc cần hướng về phía trước, suy nghĩ và chuyển động nhanh, có những lúc cần tĩnh lặng, nhìn lại và điều chính. Mọi thành công trong công việc và hạnh phúc trong cuộc sống đều bắt đầu từ nguồn sáng nội tâm.” - Khuyết danh Giữa dòng đời hối hả, bộn bề, một chàng trai – nhân vật chính của câu chuyện – bên cạnh những vất vả, tổn thương tinh thần - đã có những lúc tưởng chừng đuối sức vì công việc và áp lực cuộc sống. Chính anh đã cảm nhận mình còn thiếu một điều gì đó rất quan trọng và bắt đầu cuộc tìm kiếm sự tĩnh lặng, phút nhìn lại mình, để thanh thản, để trở về với chính mình, để đạt được thành công trong công việc và đặc biệt là tìm được hạnh phúc với người thân yêu, bạn bè, gia đình, với mọi người và quan trọng hơn hết – là hạnh phúc với chính mình. Chàng trai khám phá ra con đường dẫn đến hạnh phúc, thành công – không ở đâu xa hay khó nắm bắt được như trước đây anh từng nghĩ – mà đơn giản là chỉ với một khoảng thời gian rất ngắn – một phút nhìn lại mình, dành riêng cho mình. “Đó là điều quan trọng của cuộc sống mà đôi khi bạn đã quên đi hay vô tình không nhận ra…” Cuốn sách nổi tiếng của Spencer Johnson với cách nhìn mới và rất giản dị nhưng thực sự có thể làm thay đổi cuộc sống của bạn, giúp bạn vượt qua những khó khăn thử thách và trên hết là tránh lãng phí sức lực và thời gian trong cuộc hành trình đi tìm chính mình. Đây là một cách tư duy có giá trị như một chân lý rất cần thiết cho cuộc sống hiện tại của chúng ta. Khi thành công và hạnh phúc cuộc sống có lúc mâu thuẫn với nhau. Khi áp lực công việc và những lo toan, những nghịch cảnh, những suy nghĩ đa chiều đã khiến chúng ta di chuyển quá nhanh trong cuộc sống. Để rồi đến một lúc chúng ta thực sự muốn tìm lại được sự thanh thản của tâm hồn, tìm được sự tĩnh lặng của nội tâm, giúp chúng ta khơi gợi cảm hứng và sức mạnh tiềm ẩn để tìm được hạnh phúc trong tình yêu, ý nghĩa, niềm vui của cuộc sống và thành công trong công việc. Một độc giả đã nhận xét cuốn sách trên tờ Times: “Bạn có thể tưởng tượng được là bạn sẽ chỉ cần 365 phút dành cho mình trong một năm có ý nghĩa? Bạn nghĩ bạn có thể làm được gì cho chính mình với sáu mươi giây trong tĩnh lặng bình yên? Hầu hết tất cả mọi người đều sẽ không tin rằng với thời gian ngắn ngủi đó có thể làm cuộc sống bạn thật sự thay đổi và khác đi?... Nhưng đó là sự thật! Một cuốn sách có thể làm thay đổi cuộc đời bạn! Thật sự đó là cách tốt nhất và đơn giản nhất mà chúng ta có thể làm được cho chính mình, và điều đó đúng trong mọi trường hợp”. Hãy dành cho bạn “phút nhìn lại mình”, nhìn lại những gì bạn đang làm hay đang dự định làm, rồi sau đó tự hỏi điều gì là ý nghĩa và tốt nhất cho bạn. Và rồi bạn sẽ thấy một phút đó thật sự quý giá. Khi nhìn lại được mình, tìm được sự tĩnh lặng, chiêm nghiệm về những giá trị của thất bại và thành công, của điều được điều mất, của sự cho và nhận, bạn sẽ cảm thấy nhẹ nhàng, tự tin hơn trên chặng đường sắp tới. Và tình yêu, hạnh phúc trong cuộc sống sẽ mỉm cười với bạn. Chúc các bạn luôn được hạnh phúc và thành công. First News Mời bạn đón đọc.
Giới thiệu: “Hoa hồng giấu trong cặp sách” là một sự kiện gây chấn động dư luận Trung Quốc bởi thông điệp rất đỗi bình thường, nhưng cấp thiết mà các tác giả muốn gửi gắm tới người đọc đặc biệt là các bạn học sinh, các thầy cô giáo và các bậc phụ huynh không chỉ ở Trung Quốc mà còn cả ở Việt Nam. Nội dung sách là kết quả phỏng vấn trực tiếp mười ba em học sinh trung học phổ thông, chứa đựng những lời bộc bạch cởi mở về mối quan hệ nam nữ từ khi họ mới bắt đầu có ý thức kết bạn khác giới cho đến khi phát sinh quan hệ tình dục trước tuổi trưởng thành. Cuốn sách cho ta một cái nhìn khái quát về đời sống tình cảm của tuổi trẻ Trung Quốc đương đại, đồng thời cũng là sự phản ánh trung thực nhất về tâm lý tuổi mới lớn nói chung. Nội dung phỏng vấn đề cập đến mười vấn đề trung tâm của giáo dục giới tính, làm thành mười phần của cuốn sách: Nhu cầu được chở che; hiểu về bản thân để tự bảo vệ mình; ham muốn sinh lý; mùi quả đắng; mặt xấu và mặt tốt của sự từng trải; hậu quả của nạo phá thai; giữ gìn tuổi xuân trước cám dỗ; đồng tính luyến ái; bài học rút ra từ những kinh nghiệm đã qua; giáo dục giới tính một cách thẳng thắn và phù hợp với thanh thiếu niên. Với nội dung phong phú, cách khai thác tư liệu trực tiếp và chân thật, cuốn sách mang lại cho người đọc một bức tranh toàn cảnh, một cái nhìn tỉnh táo, cảm xúc hồi hộp lo âu cho số phận của các nam nữ vị thành niên trong cuộc, cảm nhận sâu sắc về trách nhiệm của cha mẹ, nhà trường và xã hội trong việc giáo dục giới tính cho con em. Sau khi ra đời, cuốn sách đã được dư luận, báo chí khẳng định: “Đây là một sự thật”. Bởi nó khởi phát từ người trong cuộc với những tâm tư, suy nghiệm, những dằn vặt, ngộ nhận và cả những hy vọng về một đời sống tình cảm trong sáng, thánh thiện cho tuổi trẻ.
Bài viết giới thiệu sách của tác giả Nguyễn Cảnh Bình: Năm 1979, Mitch Albom tốt nghiệp đại học, nơi Morrie Schwartz từng là thầy giáo của anh rồi trở thành phóng viên khá nổi tiếng, và khá giàu. Kể từ khi ra trường, Mitch không gặp lại người thầy của mình. Tháng 8 năm 1994, Morrie Schwartz phát hiện ra mình bị bệnh ALS – căn bệnh xơ cứng tế bào, không thể chữa được. Ông biết mình chỉ sống được không quá 2 năm nữa, nhưng ông không đầu hàng. Morrie Schwartz vẫn quyết tâm làm việc trong những ngày cuối cùng của mình. Tháng 3 năm 1995, Ted Koppel, người dẫn chương trình “Đêm khuya” trên ABC, đã đưa Morrie lên màn hình trong chương trình “Khóa học cuối cùng của một giáo sư: Cái chết của ông”. Trong chương trình này, Morrie hài hước nói “Rồi một ngày nào đó sẽ phải có người chùi đít cho tôi”. Nhờ chương trình này, Mitch biết người thầy cũ của mình sắp ra đi, anh vội tới thăm thầy và từ đó, cứ đều đặn, sáng thứ 3 hàng tuần, Mitch tới để trò chuyện với ông về đủ mọi chủ đề của cuộc sống, và ghi lại mọi cuộc trò chuyện này. Cuốn sách này chẳng khác gì một tập giáo trình giảng bài, dưới hình thức những cuộc trò chuyện giữa hai con người về ý nghĩa và mọi chủ đề trong cuộc sống. Bạn đọc sẽ thấy ở đây những chủ đề như về sự hối tiếc, về hôn nhân và hạnh phúc, về tuổi già, về tiền bạc, và về sự tha thứ… “Lớp học cuối cùng trong đời thấy giáo cũ của tôi diễn ra mỗi tuần một lần ở nhà thầy, bên cửa sổ, trong thư phòng, nơi thầy có thể ngắm cây dâm bụt nhỏ đang rụng những cánh hoa màu hồng. Lớp học vào những ngày thứ Ba, bắt đầu sau bữa điểm tâm. Chủ đề là: Ý nghĩa cuộc sống, được giảng bằng kinh nghiệm. Không cho điểm, nhưng có kiểm tra vấn đáp. Sinh viên phải trả lời những câu hỏi và phải đặt những câu hỏi của riêng mình… Không cần sách, dù nhiều chủ đề được đề cập, bao gồm: tình yêu, công việc, cộng đồng, gia đình, tuổi tác, sự tha thứ, và cuối cùng là cái chết. Bài giảng cuối cùng này ngắn gọn chỉ vài từ Một đám tang cử hành thay cho lễ tốt nghiệp. Dù không có kỳ thi tốt nghiệp, sinh viên vẫn phải viết một bài dài về những điều đã được học: bài viết đó được giới thiệu ở đây…” (tr. 13) “Ai cũng biết mình đang đi đến cái chết, nhưng không ai tin là thế. Nếu ta tin là thế, ta sẽ xử sự khác đi. …Nhận thức được ta đang đi đến cái chết, ta sẽ chuẩn bị tư tưởng đón nhận nó bất cứ lúc nào. Mà như vậy thì ta càng dấn sâu vào cuộc sống ta đang sống …Sự thực à: một khi ta đã học được chết ra sao, thì ta cũng học được chết thế nào” (tr. 105) “…Thầy nói – có một số qui tắc tôi biết về tình yêu và hôn nhân…Nếu không cùng một số giá trị chung về cuộc đời, thì mình sẽ có nhiều phiền phức. Những giá trị của hai người phải giống nhau. Và giá trị lớn nhất trong những giá trị ấy là gì, Mitch? - Là gì ạ? - Niềm tin vào tầm quan trọng của hôn nhân. - …Riêng cá nhân tôi, thầy thở dài, mắt vẫn nhắm, tôi nghĩ hôn nhân là điều rất quan trọng phải làm, và người ta sẽ thiếu hụt khủng khiếp nếu không thử nó”. Thầy kết thúc chủ đề này bằng dẫn chứng bài thơ thầy tin tưởng như một lời cầu nguyện “Nếu không yêu nhau thì sẽ lụi tàn”. (tr. 185) “Hãy tha thứ cho mình trước khi chết, rồi tha thứ cho người khác” (Trang 202) Chỉ tiếc rằng về phần dịch, đôi chỗ tác giả đã có thể hoàn thiện hơn, và có thể trau chuốt hơn. Ví dụ như nên dùng “sư phụ” thay cho “huấn luyện viên”, sẽ gần gũi hơn với bạn đọc Việt Nam. Mặc dù Tuesdays With Morrie là cuốn sách best seller ở Mỹ, nhưng ở Việt nam, bản dịch Những ngày thứ Ba với Thầy Morrie chỉ được in 500 bản. Nhưng dù sao, điều quan trọng không phải số lượng bản in mà chất lượng bên trong nó. Xin giới thiệu cuốn sách với bạn đọc.
Giới thiệu cách nắm bắt tâm lý trẻ thơ để các bậc cha mẹ dễ dàng có cách dạy dỗ , nuôi nấng cho phù hợp với lứa tuổi của trẻ sơ sinh cho đến lứa tuổi mẫu giáo.Giúp cho việc giáo dục, tạo dựng cho các em có một nhân cách toàn diện, một cuộc sống lành mạnh cả về tâm hồn lẫn thể chất..
Lời nhà xuất bản Vấn đề nuôi dạy trẻ thơ đang là những mối quan tâm hàng đầu của cả nhân loại. Đó cũng là một trong những vấn đề hàng đầu mà nhà nước và nhân dân ta đặc biệt lo lắng. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói “Vì lợi ích mười năm phải trồng cây, vì lợi ích trăm năm phải trồng người”. Các nhà khoa học nước ta thuộc lĩnh vực này đã có nhiều nỗ lực giới thiệu hàng trăm công trình lớn nhỏ nhằm biến những ý tưởng trên thành hiện thực. Đặc biệt là trong phạm vi biến ý tưởng nhân bản trên thành những mục đích, những nguyên tắc cũng như những biện pháp cụ thể. Sau khi tác phẩm “S. Freud và Tâm phân học” của nhà nghiên cứu Phạm Minh Lăng biên soạn, phát hành đến tay bạn đọc, Nhà xuất bản cũng như tác giả nhận được khá nhiều ý kiến của bạn đọc xa gần, mong muốn được tiếp cận với những công trình nhằm cụ thể hoá những tư tưởng cơ bản của Tâm phân học vào những lĩnh vực khác nhau của đời sống thường nhật. Vì thế Nhà xuất bản xin trân trọng giới thiệu với bạn đọc tác phẩm “Tâm lý trẻ thơ” (từ sơ sinh đến tuổi 15, 17 tức từ sơ sinh đến tuổi thiếu niên), một công trình nhằm cụ thể hóa những ý tưởng cơ bản của Freud và cũng là của Tâm phân học. Nói đến trẻ thơ từ trước đến nay nhiều người thường chỉ quan tâm đến lứa tuổi nhi đồng và thiếu nhi. Gần đây giới nghiên cứu đặc biệt quan tâm đến đời sống tâm lý của các em ở tuổi mẫu giáo. Việc quan tâm đến lứa tuổi trên là cần thiết, rất đáng hoan nghênh. Công trình này không chỉ đề cập đến những lứa tuổi nói trên mà còn quan tâm đặc biệt đến các trẻ sơ sinh, thậm chí khi còn là bào thai trong bụng mẹ. Đây không chỉ là một quan điểm cơ bản của Tâm phân học, của Freud mà còn là một quan điểm cơ bản của ngành tâm lý học hiện đại trên thế giới. Tác phẩm này cũng còn quan tâm đến vai trò dự phòng, đến việc tạo dựng cho các em một nhân cách toàn diện, một cuộc sống “lành mạnh cả về tâm hồn và thể chất” mà các nhà tâm lý học hiện nay trên thế giới gọi là sức khoẻ về tâm lý. Lý thuyết tâm lý mà công trình này muốn chuyển tải đến bạn đọc là “lý thuyết về sự chín muồi” (la théorie de la maturation). Gọi là lý thuyết về sự chín muồi ở đây là nói đến sự chín muồi về những tố chất tâm sinh lý, về sự chín muồi của những ứng xử vốn có mang tính bẩm sinh nơi con trẻ. Đó là cơ sở tự nhiên để xã hội cũng như gia đình, mà trực tiếp là các bậc làm cha làm mẹ, quyết định các nuôi con cho thích hợp mới mục đích cũng như nguyên tắc đã lựa chọn. Nhà xuất bản cũng như tác giả mong rằng tác phẩm này là những lời khuyên, những gợi ý, một cách đặc vấn đề đối với xã hội, các nhà giáo dục cũng như đối với các bậc làm cha mẹ để cùng nhau suy nghĩ về một lĩnh vực vừa quan trọng lại vừa gai góc như Tâm lý trẻ thơ.
Giới thiệu: “Quà tặng diệu kỳ” là một câu chuyện thú vị về cuộc hành trình gian nan của một chàng trai, khi phải đối diện với những thử thách, thất bại trong cuộc sống, đã cất công đi tìm món quà đặc biệt, một món quà bí ẩn và khó tìm. Tại sao chàng trai và sau đó là rất nhiều người nữa lại muốn đi tìm món quà đó? Vì theo lời một lão ông thông thái, thì đó chính là món quà quý giá nhất mà con người có thể có được. Nó chứa đựng bí quyết làm thay đổi ý nghĩa cuộc sống, đem lại hạnh phúc và thành công cho con người. Đây là câu chuyện rất thực tế và hữu ích cho cuộc sống hiện tại của chúng ta. Khi cuộc sống, công việc gặp khó khăn, trải qua những thất bại, trả giá cho niềm tin, những tổn thương về tinh thần, tình cảm, chúng ta luôn mong muốn tìm lại được sự thanh thản trong tâm hồn, tìm lại được nghị lực và sức sống mới, muốn khẳng định được mình, đạt được thành công và hạnh phúc trong cuộc sống. Nhưng chúng ta thường phải tốn rất nhiều thời gian và công sức, thậm chí có người phải trả giá đắt hơn, để có thể tìm ra phần nào của lời giải. Và một số ngưòi đã tìm ra được khi còn trẻ. Một số thì vào tuổi trung niên. Một số khác thì mãi tận khi đã lớn tuổi. Và cũng có rất nhiều người không tìm thấy được trọn vẹn và chấp nhận sống với dằn vặt, khổ đau. Câu chuyện trong cuốn sách Quà tặng diệu kỳ của tiến sĩ Spencer Johnson sẽ giúp bạn tìm được cách tư duy mới, một hướng đi đúng nhất, một lời giải giúp bạn khám phá ra những chân lý và giá trị vĩnh hẳng của cuộc sống, vốn luôn tồn tại mà chúng ta – đôi khi băng qua quá nhanh trong cuộc sống – đã vô tình lãng quên.
Giới thiệu: Chúng ta đã từng nghe câu nói giản dị nhưng tràn đầu ý nghĩa: "Mọi người đều rất bình đẳng về thời gian: 24 giờ/1 ngày". Vậy mà ai cũng biết, trong cõi nhân sinh bao la, những người được xem là vĩ nhân vốn rất ít. Những người thành danh, xung túc về tài chính, hạnh phúc về tinh thần chiếm tỉ lệ khá hơn. Nhưng, chắc chắn một điều, còn có rất nhiều những người ta gọi là "bình thường" và trong đó, có biết bao con người đang vật vả, khổ sở cho miếng cơm manh áo, cho một tương lai mờ mịt vô cùng... Con người là tổng hoà mối quan hệ xã hội. Vì thế không phải hễ có thời gian như nhau là cùng thành đạt giống nhau. Tất cả những yếu tố sinh học, môi trường sống, văn hoá và một chút năng khiếu sẽ làm cuộc đời của vĩ nhân khác với bản thân bạn. Trong nhiều năm liền nghiên cứu và thử nghiệm, các nhà tâm lý thực nghiệm Mỹ đã công bố kết quả nghiên cứu "động trời" của mình: Con người chỉ dùng chưa đến 5% nội lực mà họ có. Bạn có bất ngờ không khi nghe đến câu này?! Nếu bạn đặt niềm tin vào công trình nghiên cứu đó (và tôi khuyến khích bạn nên tin như thế) thì bạn đã nhận ra khả năng tiềm tàng của mình. Vậy, điều gì khiến bạn chưa thành công, thoả nguyện trong cuộc sống hiện tại? Để lý giải vấn đề nội tại này, xin bạn cùng tôi đọc một quyển sách nhỏ "Chuyện ngụ ngôn về miếng pho mát". Đây là một quyển sách nhỏ hiểu theo đúng nghĩa: dày chưa đầy 100 trang, chữ cỡ lớn có nhiều hình minh hoạ. Thế nhưng, những tinh hoa chứa đựng trong đó đã được tác giả Spencer Johnson khẳng định chắc nịch: "Khi ta vượt qua nỗi sợ hãi của mình, ta cảm thấy tự do!". Tiến sĩ Spencer Johnson là một trong những tác giả nổi tiếng nhất về những cuốn sách khám phá cuộc sống và cách sống được hàng triệu đọc giả trên toàn thế giới yêu thích, mến mộ. Những tác phẩm độc đáo của ông đã mang lại cho đọc giả mọi lứa tuổi những khám phá mới, thú vị và rất hữu ích về cách sống, cách hoàn thiện bản thân. Bằng những chân lý giản dị nhưng rất mới mẻ và thực tế, nó sẽ hướng bạn đến thành công và hạnh phúc trong cuộc sống. Sau khi tốt nghiệp Khoa Tâm lý học của trường đại học South Califonia, tiến sĩ Spencer Johnson tiếp tục theo học ngành y tại trường Y khoa Hoàng Gia và hoàn tất chương trình sau quá trình thực tập tại bệnh viện Mayo và trường Harward. "Chuyện ngụ ngôn về miếng pho mát" là câu chuyện giản dị, được kể theo thể loại ngụ ngôn mang dáng dấp hiện tại. Chuyện kể về bốn nhân vật sống trong một Mê cung, kiếm tìm Pho mát để nuôi sống bản thân và làm cho mình hạnh phúc. Trong đó, hai nhật vật chuột tên là Khụt Khịt và Hối Hả cùng với hai nhân vật tí hon rất giống người là E hèm và Ư hừm. Miếng pho mát là ẩn dụ cho những gì ta muốn có trong cuộc sống: một chỗ làm tốt, mối tương giao, tài sản, sức khoẻ hay tình yêu... "Mê cung", nơi mà các chú chuột sống và làm việc chính là môi trường sống, nơi mà mỗi chú chuột hiện diện và đấu tranh cho tồn tại. Cuối cùng, một trong số họ đã thành công, viết ra những gì chú ta học được từ kinh nghiệm của mình lên các bức tường trong "Mê cung".
Giới thiệu: Trải qua dòng lịch sử, nhân loại đã thực hiện được nhiều kỳ công vĩ đại, nhưng con người vẫn phải bóp trán suy nghĩ để tìm hiểu ý nghĩa và nguyên nhân của sự đau khổ diễn ra từ khi chào đời cho đến lúc xuống mồ. Con người vẫn luôn hy vọng có một ngày nào đó sẽ tìm ra được những câu giải đáp thoả đáng cho những điều bí ẩn và khó khăn trong bài toán về cuộc đời. Tuy nhiên, cho đến nay thì việc dựa vào những thành tựu của khoa học để làm được điều này vẫn còn là điều quá xa xôi, trong khi nhiều hiện tượng mà khoa học hoàn toàn không giải thích được lại có vẻ như đang mang đến cho con người những đáp án mà họ mong đợi. Ông Edgar Cayce là một trong số những hiện tượng như thế. Không ai có thể giải thích được vì sao ông lại có được những giác quan thần bí và có thể sử dụng những khả năng đó vào nhiều mục đích vô cùng thực tế. Thông qua sự nhận biết và trình bày của ông, những định luật về luân hồi và nhân nhả, mà từ trước đến nay vẫn bị nhiều người xem như những điều mơ hồ khó hiểu và không thể chứng minh cụ thể, thì nay có vẻ như đã được giải thích một cách rất rõ ràng.
Mục lục: Lời nói đầu Chương 1. Một triển vọng đáng mừng Chương 2. Dùng thần nhãn khám bệnh Chương 3. Những bí ẩn của đời người Chương 4. Vài loại quả báo về thể xác Chương 5. Quả báo của sự chế nhạo Chương 6. Vài suy nghĩ về luật nhân quả Chương 7. Quả báo không tức thì Chương 8. Quả báo đối với sức khoẻ Chương 9. Kích thước mới của khoa tâm lý Chương 10. Những hạng người khác nhau Chương 11. Quả báo tâm lý Chương 12. Những trạng thái tâm lý Chương 13. Quả báo đối với hôn nhân Chương 14. Những thiếu phụ cô đơn Chương 15. Thắc mắc về vấn đề hôn nhân Chương 16. Ngoại tình và ly dị Chương 17. Nghiệp quả cha mẹ và con cái Chương 18. Nghiệp quả gia đình Chương 19. Nhân quả nghề nghiệp Chương 20. Phương châm chọn nghề Chương 21. Bí quyết đào tạo khả năng Chương 22. Tiềm năng của con người Chương 23. Những khía cạnh nhân quả Chương 24. Một phương châm xử thế Chương 25. Kết luận